Hầu hết sinh viên đều có một khoản chi tiêu cố định hàng tháng, nếu không học cách chi tiêu hợp lý, bạn sẽ dễ dàng rơi vào những ngày làm bạn với “mì gói”, thậm chí là mang trên mình những khoản nợ không-nên-có. Chẳng lẽ sinh viên thì không thể “rủng rỉnh hầu bao”? Không hẳn thế, nếu quản lý tài chính thông minh, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể rủng rỉnh hầu bao.
Dưới đây là 5 cách quản lý tài chính cho sinh viên giúp các bạn chi tiêu hợp lý để có được một “trải nghiệm thời thanh xuân” dư dả.
1. Dùng đến phép thuật của “những chiếc phong bì”
Đừng cố dùng gần hết số tiền mình đang có rồi “thắt lưng buộc bụng” vào những ngày cuối tháng. Có một phương pháp rất hay của người Nhật gọi là “những chiếc phong bì ma thuật”. Tùy theo cách quản lý tài chính của mỗi cá nhân, bạn hãy chia số tiền định ra để chi tiêu trong tháng vào những phong bì khác nhau. Ma thuật nằm ở chỗ bạn sẽ chẳng thấy mình có rất nhiều tiền nữa vì số tiền đã được chia nhỏ thành nhiều chiếc phong bì.
Mỗi lần dùng cho mục đích gì thì một chiếc phong bì sẽ biến mất. Như vậy, cảm giác “hết tiền” sẽ đến sớm và rõ ràng hơn, khiến bạn “tỉnh ngộ” và ý thức hơn trong việc chi tiêu.
Mục tiêu lớn nhất là cuối tháng chúng ta giữ lại càng nhiều phong bì càng tốt bằng cách hạn chế những khoản chi không cần thiết. Nếu thành công, chẳng mấy chốc tài khoản tiết kiệm của bạn sẽ rủng rỉnh cho mà xem.

2. “Học lại” cũng ngốn một khoản kha khá
“Sinh viên nào mà không học lại” – Đây là quan điểm chung mà các anh chị khoá trên thường truyền tai lứa tân sinh viên. Thế nhưng, tiền học lại cũng chẳng phải ít, đủ khiến bạn sinh viên nào cũng thở dài ngao ngán.
Vậy nên, một cách phổ biến và dễ dàng để tiết kiệm tiền là học tập tốt. Nếu cố gắng, bạn hoàn toàn có thể giành được học bổng, bạn sẽ vượt qua những năm tháng ở trường đại học mà không hề tốn một khoản học phí nào. Thêm vào đó, dù bạn không đạt được học bổng thì chuyện không tốn tiền học lại cũng đủ khiến bạn rủng rỉnh hầu bao.
Nói chung, đừng để những năm tháng sinh viên của bạn chỉ có loay hoay làm thêm rồi kiếm tiền để thi lại. Chỉ cần như thế thì chắc hẳn bạn đã tiết kiệm không ít.

3. Thẻ sinh viên “vạn tuế”!
“HÃY LUÔN LUÔN MANG THẺ SINH VIÊN THEO BÊN MÌNH”
Thẻ sinh viên vô cùng giá trị. Nhiều dịch vụ giải trí từ rạp phim, cafe, nhà sách cho đến quán ăn nhà hàng thường xuyên có những chương trình giảm giá hấp dẫn cho sinh viên. Những dịch vụ công cộng như xe buýt, bảo tàng nghệ thuật, thư viện cũng có mức giá thấp hơn hẳn cho sinh viên. Nếu tính toán, bạn chắc chắn sẽ dành dụm được kha khá từ khoản ưu đãi cho sinh viên này đấy!
Nói chung, sinh viên là “cục cưng” của thành phố lớn nên bạn nhất định không được bỏ quên chiếc thẻ sinh viên “thần thánh” khi đi ra ngoài đâu đấy! Hãy tận dụng khi còn có thể nhé!
4. Việc cần chẳng tốn bao nhiêu nhưng tiêu vặt lại “ngốn” rất nhiều
Khi nói về tiết kiệm, ai cũng sẽ nhắc bạn chi tiêu thông minh. Thế nhưng, thế nào mới là chi tiêu thông minh? Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp bạn lập kế hoạch tài chính. Nhìn chung, phương pháp nào cũng có cái hay riêng và điều hướng bạn đến đúng một mục tiêu duy nhất: Hạn chế tiêu vặt.
Bạn hãy thử liệt kê tất cả các khoản chi trong tháng của mình, sau đó phân các khoản đó thành hai loại: loại cần phải chi và loại tiêu vặt ngoài ý muốn. Bạn sẽ thực sự bất ngờ khi thấy tiêu vặt “ngốn” của mình biết bao nhiêu là tiền tiết kiệm béo bở.
Để tránh trường hợp như vậy lặp đi lặp lại hết tháng này đến tháng khác, bạn có thể áp dụng nguyên tắc 10 phút và 3 ngày. Với những món giá trị thấp, đừng mua ngay, hãy đi đâu đó khoảng 10 phút và nghĩ xem nó có thật sự cần thiết hay không. Bạn cũng có thể áp dụng tương tự với những món hàng lớn, thời gian “nghỉ để nghĩ” là 3 ngày.
Bạn sẽ nhận thấy sự ham muốn của mình giảm đi đáng kể và món đồ ấy cũng chẳng “đặc biệt” đến thế.
Những ai đã và đang là sinh viên chắc chắn sẽ thấu hiểu hết cảnh sống xa nhà thiếu thốn. Tuy nhiên, một sinh viên thông minh sống có nề nếp và biết cách chi tiêu sẽ trải qua những năm tháng sinh viên thực sự khác biệt, không phải chịu cảnh “thiếu trước hụt sau” hay nợ nần phụ thuộc vào người khác. Khi tiết kiệm được một khoản kinh phí nào đó, bạn sẽ có cơ hội “tái đầu tư” nhiều hơn vào sở thích của mình hoặc thi thoảng đi du lịch khám phá, trải nghiệm cùng bạn bè.
5. Đừng bao giờ mua những món hàng đắt nhất cũng đừng sa đà vào hàng giá rẻ. Tầm trung luôn là sự lựa chọn tiết kiệm nhất!
Những món đồ giá rẻ thường không có chất lượng và độ bền tốt, khiến bạn phải thay đi thay lại nhiều lần, gây hao tốn không ít. Trong khi đó, những món hàng giá đắt nhất của một thương hiệu thường phải gánh thêm nhiều giá trị “vô hình”, khiến món hàng có giá đắt hơn hẳn giá trị thực.

Chỉ có ở mức giá tầm trung thì bạn sẽ sở hữu được những món đồ có chất lượng gần với giá tiền mình bỏ ra nhất. Tiêu biểu như chiếc smartphone Vivo Y15, cấu hình rất ổn với RAM 4GB, bộ nhớ trong 64GB cùng bộ 3 camera AI góc rộng thời thượng. Đặc biệt hơn, với mức pin trâu 5000mAh, Vivo Y15 là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn một chiếc smartphone bên mình cả ngày mà không cần quá bận tâm đến vấn đề cắm sạc.
Nhân dịp chào hè 2019, Vivo Y15 có chương trình “sale chớp nhoáng”, giảm sập sàn – 500 ngàn và trả góp 0% chỉ diễn ra trong 3 ngày (14-16/06/2019). Đây là cơ hội cho những bạn đang và sắp là sinh viên sở hữu một chiếc smartphone phù hợp với bản thân mình. Dung lượng pin 5000mAh cùng nhiều tính năng nổi bật, Vivo Y15 là bạn đồng hành đáng tin cậy của các bạn trong suốt quãng thời gian sinh viên.
Mua ngay Vivo Y15 ngay tại: