Thứ Ba, 25 Tháng Ba, 2025

Điểm qua những vở diễn sẽ góp mặt tại Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021

Tin mới

Nổi bật các vở diễn kịch nói năm nay kể tên đến: Tình lá diêu bông, Mưa bóng mây, Câu hò đất Mẹ, Blouse trắng, Lạc giữa biển người, Ngược gió, Bao giờ mẹ lấy chồng, Ngôi nhà trên thuyền, Sự sống, Sài Gòn có một ngã tư…

Liên hoan Kịch nói toàn quốc – 2021 do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VHTT TP.HCM tổ chức đã khai mạc tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang vào đêm 3/1/2022. Liên hoan diễn ra từ ngày 3-17/1 tại nhiều sân khấu trên địa bàn thành phố.

Đây là kỳ liên hoan “bổ sung” hết sức đặc biệt và cũng là đợt sáng đèn rầm rộ của sân khấu phía Nam sau 8 tháng trời “ngủ đông”.

Chị Cẩm Linh – đại diện Công ty Phiêu Linh – từng là diễn viên của Nhà hát kịch TP.HCM, sau đó chuyển sang làm biên tập cho Đài truyền hình TP.HCM trải lòng: “Công ty của chị và chồng – đạo diễn Hoàng Duẩn – mười mấy năm nay chỉ tổ chức sự kiện, nhưng lần này quyết định dựng vở đi thi cho đỡ nhớ nghề. Chọn một vở diễn về Nguyễn Thị Minh Khai, có kết hợp với Trường ĐH Văn hóa, vợ chồng chị mong muốn sau liên hoan sẽ đưa vở đi lưu diễn vào những dịp lễ đặc biệt.”

Tham gia vở diễn ‘Câu hò đất Mẹ’, nữ nghệ sĩ Như Huỳnh vào vai nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai; Nam diễn viên Võ Tấn Phát sẽ vào vai Lê Hồng Phong. Cả hai nhà cách mạng Việt Nam được tái diễn lại hình ảnh qua câu chuyện trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Trọn cuộc đời của Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đều được dành để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng đem lại tự do, độc lập cho dân tộc. Trên con đường cách mạng ấy, họ đã gặp và chia sẻ cho nhau tình yêu, sự gắn bó của hai tâm hồn cùng chung một nhịp, hai ý chí có cùng một quyết tâm…

Diễn viên Ngô Phạm Hạnh Thúy cho biết: “Kịch ‘Tình lá diêu bông’, với sự góp mặt của những nghệ sĩ gạo cội, sẽ đem đến bữa tiệc kịch nghệ xúc động, thấm đẫm tình thân.” Cô cũng rất mong chờ đến ngày vở diễn được diễn phục vụ khán giả trong niềm hân hoan “Ai nhớ sân khấu? Ai thương ánh đèn? Ai yêu khán giả? Ai nâng niu tình?????”.

Nghệ sĩ Ngọc Trinh của Hero Film cho biết trong một mùa dịch dài, nhìn sân khấu tắt đèn chị cảm thấy buồn lắm. Chị và nhiều nghệ sĩ muốn làm gì đó để xốc lại tinh thần sau nhiều tháng không được hoạt động nghệ thuật. Thời gian “ở nhà” đó, chị cũng ấp ủ nhiều điều và mong muốn được thỏa sức thể hiện trong vở Mưa bóng mây tham gia liên hoan lần này.

Nam diễn viên Hòa Hiệp năm nay sẽ tham gia hai vở diễn ‘Mưa bóng mây’ và ‘Ngôi nhà trên thuyền’. Anh cho biết cảm thấy xúc động vì sau bao tháng vì dịch bệnh thì sân khấu đã sáng đèn lại và hy vọng những vai diễn của anh cùng các đồng nghiệp vẫn sẽ được ủng hộ, tin yêu. Ở hai vai diễn lần này thì nam diễn viên sẽ diễn với hai màu sắc khác nhau đầy trải nghiệm, khám phá và thử thách.

Liên hoan quy tụ 20 đơn vị sân khấu tại TP.HCM với 26 vở diễn và gần 800 nghệ sĩ, diễn viên tham gia. Với quy mô tham gia Liên hoan cho thấy, các đơn vị, diễn viên và nghệ sĩ đã nỗ lực vượt qua khó khăn, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để mang đến Liên hoan những chương trình nghệ thuật đặc sắc. Các vở diễn tham dự Liên hoan sẽ diễn ra tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và nhiều sân khấu kịch trên địa bàn. 

Theo lịch của Ban tổ chức, các vở diễn dự thi tiếp theo cụ thể như sau: Thi thể thứ tư (9h ngày 4.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Thiên sứ (20h, ngày 4/1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Thành phố tình yêu (9h ngày 5.1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Khóc giữa trời xanh (20h ngày 5/1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Mưa bóng mây (9h ngày 6/1, Trường Múa), Bạch Hải Đường (20h ngày 6.1, Nhà Thiếu nhi Quận 10), Sự sống (9h ngày 7/1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Lạc giữa biển người (20h ngày 7/1, Phim trường Truyền thông số 5B Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp), Tình lá diêu bông (9h ngày 8/1, Hội Nghệ sĩ Sân khấu TP.HCM), Ngã rẽ (20h ngày 8/1, Sân khấu Kịch Hồng Vân).

Vở Tấm và Hoàng hậu (9h ngày 9/1, Nhà Văn hóa Thanh niên), Câu hò đất Mẹ (20h ngày 9/1, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM), Chuyện làng (14h ngày 10/1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Blouse trắng (20h ngày 10/1, Sân khấu Trịnh Kim Chi), Khúc nguyệt cầm (14h ngày 11/1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Nắng chiều (20h ngày 11/1, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM), Ngược gió (9h ngày 12/1, Nhà hát Thế giới Trẻ Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM), Mảnh vỡ (20h ngày 12/1, Trung tâm Văn hóa Hòa Bình), Bến mười ba (9h ngày 13/1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Công lý như mặt trời (20h ngày 13/1, Hội Nghệ sĩ Sân khấu TP.HCM), Sài Gòn có một ngã tư (9h ngày 14/1, Nhà Thiếu nhi Quận 10), Thử thách tử thần (20h ngày 14/1, Nhà hát Thế giới Trẻ Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM), Bao giờ mẹ lấy chồng (9h ngày 15/1, Nhà hát Thế giới Trẻ Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM), Thành Thăng Long thuở ấy (20h ngày 15/1, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Ngôi nhà trên thuyền (9h ngày 16/1, Sân khấu Kịch Hồng Vân).

Được biết, 20 đơn vị tham gia Liên hoan gồm: Nhà hát Kịch TP.HCM, Nhà hát Thế giới trẻ; Công ty cổ phần Sử Việt; Công ty TNHH giải trí Hero Film; Công ty TNHH Hoàng Thái Thanh; Công ty TNHH đào tạo Truyền thông và Giải trí Media; Hội Sân khấu TP.HCM; Nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5B; Công ty cổ phần Sân khấu và Điện ảnh Vân Tuấn; Công ty cổ phần công nghệ giải trí Hồng Hạc; Công ty TNHH tổ chức biểu diễn Phiêu Linh; Công ty TNHH MTV xúc tiến thương mại và tổ chức biểu diễn TKC; Công ty cổ phần truyền thông GODI; Công ty TNHH Gia Bảo; Công ty CPDV truyền thông quảng cáo Sài Gòn phẳng; Công ty TNHH dịch vụ và giải trí Lê Nguyễn – sân khấu Sen Việt; Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM; Công ty TNHH Thentertainment; Công ty Đa phương tiện Nam Phong…

* Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 ban đầu dự kiến tổ chức vào tháng 7-2021 tại Hải Phòng, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch bệnh nên đã dời lại vào tháng 11-2021.

Lúc đó, TP.HCM vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh nên ban tổ chức đã có kế hoạch cho các đơn vị phía Nam tham gia theo hình thức thi trực tuyến. Nhưng các đơn vị lại lo ngại vì thời gian cập rập, thi trực tuyến cũng không chuyển tải hết cảm xúc của vở diễn.

Từ đề đạt của nhiều đơn vị kịch nói TP.HCM, Sở VH-TT TP.HCM đã có kiến nghị và Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) chấp thuận tổ chức thêm đợt thi thứ hai dành riêng cho các đơn vị kịch nói phía Nam.

Các sân khấu dự thi tại sân khấu của mình, nếu không có sân khấu thì thi tại địa điểm chính của liên hoan là Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (Q.1). Trong 15 ngày diễn ra liên hoan, mỗi ngày sẽ có 2 đơn vị dự thi theo suất sáng hoặc chiều và buổi tối.

(*) Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ

Xem nhiều

Singapore chính thức mở cửa, đón du khách Việt Nam

Kể từ 1/4, Singapore mở cửa trở lại, không yêu cầu cách ly đối với du khách từ khắp nơi với chiến dịch SingapoReimagine. Tổng...

Bài viết cùng chủ đề