Thứ Tư, 11 Tháng Chín, 2024

Gia đình và độc giả ôn lại những kỷ niệm về cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông

Tin mới

Chiều ngày 10/4, gia đình, đồng nghiệp cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã có buổi trò chuyện cùng độc giả về những kỷ niệm và những suy nghĩ về quyển sách mới “Bí danh Huỳnh Phương Đông”.

Buổi gặp gỡ ấm áp thân tình kể về thời khắc Huỳnh Phương Đông là họa sĩ kháng chiến hai thời kỳ. Ông vẫn vẽ tranh sơn dầu, tranh lụa, cổ động, đúc tượng, nhưng nghệ sĩ nổi tiếng với số lượng khổng lồ 20 nghìn bức ký họa kháng chiến nhờ suốt cả đời họa sĩ không rời cây cọ và cây súng bên mình.

Năm 1963, nặng tình với quê hương nhau rún, Huỳnh Phương Đông tình nguyện trở về Nam, để lại vợ là bác sĩ Lê Thị Thu và 2 con: Huỳnh Phương Đông (họa sĩ lấy tên con trai làm bút danh) và Huỳnh Phương Mai ở lại miền Bắc xã hội chủ nghĩa – con gái út của họa sĩ là Huỳnh Phương Lan sau này sinh tại chiến khu (1974) ở miền Nam. Ở tư cách một họa sĩ – chiến sĩ, tính cách và cuộc đời Huỳnh Phương Đông được khắc họa đậm nét nhất.

Vừa chiến đấu vừa sáng tác, họa sĩ sở hữu một sự nghiệp hội họa với nhiều tác phẩm nghệ thuật đa dạng về thể loại và có cũng biệt tài về ký họa chân dung. Họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007) với 3 họa phẩm nổi tiếng: Trận Ấp Bắc, Trận Bình Giả, Trận La Ngà, ngoài 2 Huân chương Kháng chiến, 5 Huy chương về Hoạt động Mỹ thuật và 3 Giải thưởng cao quý trong các lần Triển lãm Hội họa.

Vừa chiến đấu vừa sáng tác rồi triển lãm ngay tại chiến hào. Tranh sáng tác của Huỳnh Phương Đông mang hơi thở nồng ấm của người chiến sĩ yêu nước tại chiến trường máu lửa và phừng phực cháy bỏng tính thời sự ở phòng tranh mặt trận như cổ vũ bộ đội trước khi ra trận.

Xem tranh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông, đa phần khán giả nhận định là tác phẩm của nghệ sĩ chan hòa chất thơ, rạng rỡ tính lạc quan mà thể hiện đúng nghĩa tính anh hùng ca, và đậm màu sử thi, thích hợp với bản chất của người Nam bộ.

Ông David Thomas, họa sĩ Mỹ, tác giả cuốn sách Huỳnh Phương Đông – góc nhìn chiến tranh và hòa bình (Huynh Phuong Dong – Visions of War and Peace) đã có lần tâm sự khi trở lại Việt Nam: “Tôi đã thật sự say mê những bức tranh của ông. Những bức ký họa chiến tranh của ông mang ‘sức nóng’ của một người trong cuộc và được ‘khúc xạ’ dưới con mắt lãng mạn của một nghệ sĩ tài ba… Dù không nói ra, tôi vẫn coi ông như cha của mình từ lâu. Ông là đại diện của nền hội họa Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ. Ông Đông là kho báu của Việt Nam”.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi

Với nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi, ông nhận định: Họa sĩ Huỳnh Phương Đông có cái mà người Pháp gọi là Coup de crayon (những nét phác để đời). Nét bút của ông có cái gì đó rất vững vàng, mạnh mẽ mà dâng đầy xúc cảm. Dường như khi ông đặt bút xuống, những cảm nhận mỹ quan đi thẳng từ con tim ông qua ngón tay tràn ra giấy, quyết liệt và dứt khoát. Tôi tự hỏi không biết ông có chỉnh sửa gì trên những ký họa đó không, hay một khi đã lan tỏa ra từ tâm trí thì ý tưởng đó hình thành một cách bền vững và hoàn mỹ?

“Bí danh Huỳnh Phương Đông” đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều tác giả và họa sĩ đương đại. Nhà báo Hoàng Anh – Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ Thuật chia sẻ: “Tranh Huỳnh Phương Đông đa dạng là thế nhưng bất ngờ hơn cả vẫn là phần tư liệu trong bản thảo mang tên Bí danh Huỳnh Phương Đông của đồng tác giả Phạm Hoàng Việt và Nguyễn Hùng Cường mà tôi được xem”. Nhiều thông tin qua ảnh thời sự, các bức tranh sống động phản ánh cuộc sống và sự nghiệp của họa sĩ Huỳnh Phương Đông trong các thời khắc lịch sử đáng nhớ. Đặc biệt là những bức thư riêng của vợ chồng họa sĩ đã được sự cho phép công bố trong cuốn sách này.

Chia sẻ về quá trình thực hiện quyển sách đầy giá trị lịch sử, giàu ý nghĩa này, bà Đặng Thị Bích Ngân – Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ Thuật cho biết: “Để thực hiện được cuốn sách này, hai tác giả Phạm Hoàng Việt và Nguyễn Hùng Cường đã tiếp cận được với nhiều tư liệu riêng, quý giá mà gia đình họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã lưu giữ suốt mấy chục năm qua. Từ đó, Bí danh Huỳnh Phương Đông đã được viết và trình bày theo phong cách mới, sắp đặt các chương mục và các mảng chữ hợp lý bên hình ảnh, tranh vẽ kèm thông tin xúc tích, thu hút người đọc.

Họa sĩ Huỳnh Phương Đông có tên khai sinh là Huỳnh Công Nhãn, sinh ngày 22.4.1925 tại Bình Hòa – Gia Định, nguyên quán Kế An – Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Học tại Trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định (École des Arts Appliqués de Gia-Dinh – Tuyển vào năm 1941) và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1957-1963). Ông là họa sĩ – chiến sĩ tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Huỳnh Phương Đông không chỉ là tên gọi của con trai họa sĩ Huỳnh Công Nhãn, mà còn là bí danh của ông từ năm 1963, khi vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Đông Nam bộ, công tác tại Phòng Hội họa Giải phóng (B11). Sau Ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 đến 2015, ông vẫn dùng bí danh này làm bút danh chính thức để hoạt động mỹ thuật.

Triển lãm bên chiến hào sẽ kéo dài đến ngày 17/4/2022

Xem nhiều

Singapore chính thức mở cửa, đón du khách Việt Nam

Kể từ 1/4, Singapore mở cửa trở lại, không yêu cầu cách ly đối với du khách từ khắp nơi với chiến dịch SingapoReimagine. Tổng...

Bài viết cùng chủ đề