Chủ Nhật, 19 Tháng Một, 2025

Lên án việc tự ý in ấn bao lì xì in hình giấy chứng nhận chủ quyền sử dụng đất

Tin mới

Tết Nguyên đán 2023 đang đến gần và thị trường bao lì xì tết đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết, đặc biệt, những mẫu mã độc – đẹp – lạ ngày càng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, người bán hàng cũng cần sáng suốt trong việc lựa chọn mẫu in để tránh vi phạm pháp luật.

Cứ mỗi dịp tết đến là việc lì xì lại được đem ra mổ xẻ. Lì xì đầu năm vốn là một phong tục văn hóa của người Việt mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc đến cho mọi người vào ngày đầu năm mới.

Mấy ngày gần đây, trên các diễn đàn và trang mạng xã hội lại tiếp tục đưa ra nhiều ý kiến về việc có nên bỏ tục lì xì ngày Tết hay không khi mà càng ngày phong tục này càng bị biến tướng, bị thương mại hóa, mất đi ý nghĩa vốn có của nó.

Nhiều người đồng tình với việc không nên duy trì thông lệ này nhưng cũng không ít người ủng hộ cho rằng không nên đánh mất một phong tục, một truyền thống tốt đẹp mỗi dịp Tết cổ truyền như lì xì. Vấn đề là giáo dục cho trẻ biết được ý nghĩa của phong tục này, và người lớn cần nhìn nhận sự tượng trưng của món tiền lì xì.  

Trong khi dư luận còn đang sôi nổi tranh luận bàn tán về món tiền bên trong bao lì xì thì trên mạng mấy ngày nay thấy xuất hiện nhiều nơi rao bán sản phẩm bao lì xì in hình giấy chứng nhận chủ quyền đất có in dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập-Tự do-Hạnh-phúc và hình quốc huy Việt Nam.

Bao lì xì Tết xưa nay thường có màu đỏ, trang trí được lấy cảm hứng từ những hoa văn họa tiết như rồng phụng, hoa mai, hoa đào thể hiện không khí Tết kèm theo những lời chúc như vạn sự như ý, cung chúc tân xuân, an khang thịnh vượng…

Ngày nay, để thêm phần phong phú và ấn tượng, bao lì xì được thiết kế nhiều kiểu dáng, màu sắc cùng những câu “slogan” mang tính hài hước hoặc thời sự. Xét về tính giáo dục nhiều câu được in ngoài bao lì xì cũng từng là đề tài gây tranh cãi.

Nhưng đặc biệt với bao lì xì “phóng tác” theo hình ảnh giấy chứng nhận chủ quyền đất được lan truyền rao bán vừa xuất hiện, cần bị lên án như một việc làm thiếu ý thức, thậm chí kêu gọi mọi người tẩy chay, không nên dùng và đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.

Bởi lẽ, đối tượng nhận phong bao lì xì tết hầu hết là trẻ nhỏ, hình ảnh giấy chứng nhận chủ quyền đất với ý nghĩa sở hữu tài sản không phù hợp với lứa tuổi các bé; Sự may mắn, tài lộc, vui vẻ với trẻ con không phải là giá trị của tài sản đất đai mà là những hình ảnh tươi vui, mang nét hồn nhiên thể hiện được không khí tết…

Quan trọng hơn là hình ảnh quốc huy Việt Nam tượng trưng cho một quốc gia, thể hiện tinh thần đất nước và con người Việt Nam. Đó là một hình ảnh thiêng liêng mà mỗi một người Việt Nam nhất thiết phải tôn trọng.

Trẻ con khi nhận lì xì thói quen của các em là sẽ lấy tiền ra và tất nhiên là cái bao sẽ bị vứt bỏ, có thể là bên vệ đường, ngoài sân bãi hay trong sọt rác. Hình ảnh những chiếc phong bao có hình quốc huy vương vãi khắp nơi như một loại rác sẽ là một tổn thương nghiêm trọng đối với tất cả người Việt Nam yêu nước và có lòng tự tôn dân tộc. Đây còn là một hình ảnh xấu xí trong con mắt người nước ngoài.

Bên cạnh đó, Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định về các trường hợp in ấn tiền lên bao lì xì. Cụ thể: Cấm in hình tiền lên bao lì xì

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg, nghiêm cấm mọi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi:

– Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả;

– Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào;

– Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;

– Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.

Với quy định này có thể khẳng định, việc sao chụp, in hình tiền lên bao lì xì là vi phạm điều cấm trong việc bảo vệ tiền Việt Nam.

Phạt tới 80 triệu đồng nếu in bao lì xì hình tiền

Tiền Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích lưu thông và thanh toán, không phải để mua bán, trừ tiền mẫu, tiền lưu niệm do Ngân hàng Nhà nước in, thiết kế. Mọi hành vi sử dụng tiền trái với mục đích này đều bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Khoản 4 Điều 31 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 40 – 80 triệu đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, người vi phạm còn bị tịch thu, tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện và nộp vào ngân sách Nhà nước số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Theo đó, bất cứ tổ chức, cá nhân nào in bao lì xì hình tiền đều có thể bị phạt tới 80 triệu đồng và phải nộp lại số tiền có được từ việc bán những phong bao lì xì này.

Tuy nhiên, thực tế, những mẫu lì xì hình tiền mệnh giá từ 50.000 – 500.000 đồng với thiết kế mới lạ, khác biệt đã và đang thu hút một lượng lớn khách hàng. Nhiều người vẫn bất chấp rao bán một cách công khai, đặc biệt trên thị trường mạng.

Thiết nghĩ, cần có mức xử phạt nghiêm khắc hơn nữa để xử lý dứt điểm tình trạng này.

Theo Quantritruyenthong.vn

Xem nhiều

Singapore chính thức mở cửa, đón du khách Việt Nam

Kể từ 1/4, Singapore mở cửa trở lại, không yêu cầu cách ly đối với du khách từ khắp nơi với chiến dịch SingapoReimagine. Tổng...

Bài viết cùng chủ đề