Thứ Tư, 11 Tháng Chín, 2024

Truyền thông giáo dục sức khỏe: “Các bệnh dị ứng thường gặp trong mùa hè”

Tin mới

Sáng 16/7, Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe (hình thức trực tiếp và trực tuyến) chủ đề: “Các bệnh dị ứng thường gặp trong mùa hè”.

Tham dự và chia sẻ tại chương trình, PGS. TS. BS. Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, dị ứng thường xảy ra mỗi khi chuyển mùa. Có dị ứng thường gặp vào mùa xuân, có dị ứng thường gặp hơn vào mùa hè, mùa thu, mùa đông. Việc nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu dị ứng theo mùa để phòng ngừa và điều trị là một việc rất cần thiết trong công tác chăm sóc sức khỏe. Mùa hè có đặc điểm nhiệt độ cao, nóng nực nhất trong năm, dẫn đến tình trạng các nguồn dị nguyên như côn trùng, phấn cỏ, phấn hương,… phát triển mạnh. Đặc biệt ở Việt Nam là xứ nhiệt đới nóng ẩm, mùa hè mưa nhiều là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, mạt nhà sinh sôi. Người bị dị ứng trong mùa hè thường bị nhảy mũi, nghẹt mũi, ngứa ngáy, nổi mẩn,… ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh dị ứng cần được thầy thuốc tư vấn về cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Tại chương trình, TS. BS. Nguyễn Nam Hà, bác sĩ phòng khám chuyên gia, Trưởng đơn vị Tai mũi họng Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; ThS. BS. Nguyễn Thuỳ Châu, phụ trách đơn vị Dị ứng miễn dịch lâm sàng Phòng khám Đa khoa, giảng viên bộ môn Y học Gia đình Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp cho người dân một số kiến thức cơ bản nhưng rõ ràng hơn về bệnh dị ứng; cách phân biệt dị ứng đường hô hấp và viêm hô hấp do nguyên nhân khác; sự liên quan giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang, sự liên quan giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản,…

Theo các bác sĩ, để phòng ngừa, cần chú ý đến thời tiết mùa hè; dành ít thời gian bên ngoài hơn khi bạn có khả năng gặp dị ứng; tránh xa các phấn hoa, cây cỏ gây dị ứng; kiểm soát môi trường sống trong nhà (sử dụng máy điều hòa để lọc nấm mốc và phấn hoa, sử dụng máy hút ẩm để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và mạt bụi nhà); chăm sóc tai mũi họng và các biện pháp vệ sinh cá nhân hàng ngày.

Để cải thiện tình trạng dị ứng mùa hè, người dân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh (bảo vệ hệ lợi khuẩn); nhận biết tác nhân nghi ngờ; phòng tránh tiếp xúc với tác nhân nghi ngờ; khám và điều trị khi triệu chứng khó kiểm soát.

Các dấu hiệu dị ứng trong mùa hè Ảnh: dauhieu

PGS. TS. BS. Nguyễn Thanh Hiệp tặng hoa cho các báo cáo viên tại chương trình. Ảnh truyenthong

Xem nhiều

Singapore chính thức mở cửa, đón du khách Việt Nam

Kể từ 1/4, Singapore mở cửa trở lại, không yêu cầu cách ly đối với du khách từ khắp nơi với chiến dịch SingapoReimagine. Tổng...

Bài viết cùng chủ đề